Review cuộc sống trên du thuyền chi tiết nhất

Trở thành thuyền viên, chấp nhận cuộc sống trên du thuyền là những người thích biển cả, đam mê du lịch, thích giao lưu khám phá những điều thú vị mới lạ bên ngoài thế giới bao la, và hơn thế nữa họ là người thích và dám mạo hiểm, dám hành động vì điều họ muốn, vậy hãy để GMAS review cuộc sống trên du thuyền xem vì sao thuyền viên lại có những đặc trưng tính cách như trên ngay qua bài viết dưới đây bạn nhé!

Thời gian làm việc trên du thuyền

Thời gian làm việc trên du thuyền được thể hiện cụ thể trên offer letter và hợp đồng khi bạn đã đỗ phỏng vấn. Thông thường thì thời gian làm việc là 10-12hrs/ ngày và đa phần làm theo ca gãy chứ không làm ca thẳng 10 tiếng liên tục như trên đất liền. Ví dụ 6h sáng bạn sẽ lên ca tới 9h sáng rồi về nghỉ đến 12h trưa lại lên ca tới 3h chiều rồi về nghỉ tiếp đến 6h chiều quay lại làm đến tối, miễn sao đủ số giờ theo qui định. Trường hợp phải làm thêm giờ thì từ giờ thứ 11, 12 trở đi, bạn được trả overtime theo mức có nêu rõ trong hợp đồng ký với hãng tàu( tùy hãng sẽ phát hành hợp đồng cùng với letter of employment hay phát hành sau khi bạn lên tàu nhận việc). 

Khi làm việc trên du thuyền bạn vẫn có off buổi nghỉ, nhưng không off ngày (tùy vào quản lý của bạn), những ngày nghỉ bạn vẫn được trả lương bình thường.  

Xem ngay: Quy trình phỏng vấn và cách chuẩn bị CV ứng tuyển việc làm du thuyền

Hãng Tàu chi trả toàn bộ chi phí ăn uống 

Thuyền viên làm việc trên tàu có cái lợi là không phải lo lắng hay bận tâm đến việc ăn gì, hay nấu gì hay phải đi chợ hết bao nhiêu, vì việc ăn ở ngủ nghỉ của các bạn đã có người chăm lo sẵng. 

Trên du thuyền có bộ phận chuẩn bị và phục vụ suất ăn cho nhân viên sẵn và tùy vào quy mô tàu và số lượng nhân viên trên tàu mà nhà ăn (Crew Mess). sẽ có lịch mở cửa hay cung cấp loại hình ăn khác nhau. Thường các tàu lớn như Carnival Cruise line, NCL hay Royal Caribbean thì sẽ phục vụ theo kiểu buffet line và mở cửa liên tục. Còn các tàu nhỏ, nhân viên không quá đông như Virgin Voyages, Regent Seven Seas, Oceania với lượng nhân viên khoản tầm 600-1200 Crew, thì họ sẽ mở nhà ăn theo giờ cố định. Vì vậy các bạn phải tùy vào loại hình phục vụ và lịch phục vụ của Crew mess để tự sắp xếp lịch đi ăn hay lấy thức ăn để sẵn tránh việc không kịp giờ ăn hay trái lịch mở cửa không lấy được thức ăn. 

Do đặc trưng về thị trường nên các lao động trên tàu chiếm số đông là quốc tịch Ấn, Phi, Indonesia,…bên cạnh các quốc tịch khác(30 – 40 quốc tịch khác nhau trên tàu). Do vậy nên đồ ăn trên tàu cũng rất đa dạng, tuy nhiên sẽ hơi thiên về vị Western, ấn, indo, phi nhiều hơn. Một điều nữa là, bộ phận bếp trên tàu đa phần cũng là người của các quốc tịch. Vì vậy, thời gian đầu các bạn thuyền viên Việt nam sẽ chưa quen khẩu vị lắm, hay làm lâu ăn mãi cũng sẽ chán và muốn ăn vị Việt nam, khuyến nghị cho các bạn là nên mang theo ít nước tương, nước mắm, mì gói để pha chế chút hương vị quê nhà nhé! 

Ngoài những gia vị ra bạn không cần mang theo gì thêm vì trên tàu Ngũ cốc, sữa, cafe là thứ luôn có sẵn mọi lúc nên bạn không cần lo lắng đói lúc nửa đêm hay bất kể khi nào. 

Khu vực nước uống sẽ bao gồm cafe máy, các loại nước ép ( đồ hộp ),và đặc biệt có trà và nước nóng lạnh để bạn pha trà tất nhiên sẽ không thiếu các loại đường để pha trà. 

Ngoài ra, Crew Mess cũng sẽ có lò vi sóng, lò nướng để bạn hâm đồ ăn, nấu mì hay nướng bánh.

Crew bar

Crew Mess- Review cuộc sống trên du thuyền 

Quầy bar (Crew Bar) luôn trong trạng thái bận rộn với hàng loạt đồ uống như rượu, bia, cocktail,.. vì mọi tiệc tùng, vui chơi đều diễn trong bar tuy nhiên đều có giới hạn nồng độ cồn, và đương nhiên bạn đều phải trả tiền cho những thức uống  này.

z4204654463422 e3fcf7b9b7213a4322c89bf2ff2712db

Crew bar -Review cuộc sống trên du thuyền 

Phòng giặt đồ (Crew Laundry) tàu cung cấp máy giặt để các bạn tự giặt đồ và free of charge. Ở đây bạn có thể giặt tất cả mọi thứ từ đồng phục đến đồ cá nhân như khăn tắm, bao gối, drap giường… tuy nhiên các bạn chỉ cần giặt đồ cá nhân thôi, và đồng phục nếu không gửi laundry, còn chăn, drap… các bạn dùng xong chỉ cần mang xuống linen đổi lấy bộ sạch về dùng, bạn không phải giặt mấy đó. Laundry luôn mở cửa tuy nhiên bạn phải chủ động sắp xếp thời gian giặt theo lịch làm việc và nghỉ ngơi của bạn cũng như nên mua thêm túi giặt cho tiện lợi nhất. Một lưu ý là khu vực sinh hoạt tập thể nên rất dễ bị kẹt phà, nên khi bạn đến giăt thấy có máy giặt xong thì chủ động lấy đồ trong đó ra để gọn gàng cho chủ và cho đồ mình vào giặt, Lưu ý: trước khi cho đồ mình vào bạn nên check kỹ xem đã lấy đồ người trước ra hết chưa tránh làm thất lạc đồ họ đó là hành động lịch sự và đẹp. Về phía các bạn để tránh thất lạc và bảo vệ đồ khi giặt bạn nhớ nên mua thêm túi giặt cho tiện lợi hơn bạn nhé!Crew laundry

Crew laundry-Review cuộc sống trên du thuyền 

Làm việc trên du thuyền ngoài việc thì wifi có những hãng free, còn 1 số hãng thì k có nên phải mua và bạn không tốn bất kỳ chi phí nào như tiền ăn, tiền phòng. 

Xem ngay: Thuyền viên cần chuẩn bị gì trước khi xuất cảnh?

Đi lại trên tàu.

Mỗi nhân viên sẽ có thẻ nhân viên (Crew Card) cũng được xem là chiếc card “thần thánh” bạn có thể dùng nó để mua wifi, mua đồ uống, thức ăn trong crew bar hoặc đồ miễn thuế trên tàu. Và nó cũng là chiếc thẻ để kiểm soát người ra vào trên du thuyền.  Thẻ sẽ được phát khi bạn lên tàu, và những ngày đầu mới lên chưa nhận lương bạn sẽ dùng thẻ này để thanh toán các dịch vụ trên tàu( nếu cần) vì tàu đã tạm ứng cho bạn vài chục đô trong thẻ rồi. 

Ngoài ra, ngoài giờ làm việc, khi các bạn sinh hoạt và đi lại trong tàu các bạn điều phải mang thẻ nhân viên hoặc name tag, nội dung này tàu sẽ thông báo các bạn trong các buổi orientation khi nhập tàu.

Vui chơi giải trí trên tàu 

Tùy vào từng hãng tàu sẽ có các khu vực vui chơi khác nhau cho thuyền viên như bóng rổ, bóng bàn, chơi game và bida, quay số trúng thưởng, events hay các dịp lễ tết quốc gia, tàu cũng sẽ tổ chức các buổi tiệc để kỷ niệm các sự kiện trọng đại của đất nước…. Hoặc bạn có thể chọn mượn sách, tạp chí hay giải trí bằng cách xem Tivi ngay tại phòng vì phim hay các kênh tin tức tức đều sẽ được update.

Vui chơi giải trí trên tàu

Phòng Gym-Review cuộc sống trên du thuyền 

CÙNG NHAU CHƠI BI-A
             Khu vực giải trí Crew -Review cuộc sống trên du thuyền 

Hầu hết các tàu đều có các phòng tập thể dục miễn phí cho các thuyền viên. phòng sona…Tại đây bạn có thể rèn luyện sức bền bỉ của mình với đa dạng các bài tập và trang thiết bị. 

Ngoài ra tùy hãng sẽ có thêm những chính sách ưu đãi đặc biệt cho crew như “ Crew members sẽ được ăn ở các nhà hàng như khách nếu đc phép của Mater D quản lý trực tiếp, HD và food manager phê duyệt, sử dụng các trò chơi của khách trên tàu theo thông báo của công ty, gần như ngày nào cũng có 1 hoạt động cho crew: lớp dạy nhảy, dạy yoga, bữa tối hoặc bữa trưa hoặc bữa tea time có đồ ăn đặc biệt, bingo, karaoke  ,….

Chăm sóc sức khỏe

Trên tàu đều có các bác sĩ, y tá tuy nhiên chỉ đáp ứng được các vấn đề cơ bản nếu bệnh quá phức tạp bạn sẽ được chuyển về bờ để điều trị, các chi phí này hãng tàu sẽ chi trả hết. Nếu phải điều trị bệnh dài ngày thì hãng tàu sẽ trả cả vé máy bay và các chi phí điều trị trong 1 năm tuy nhiên cũng sẽ tùy vào chính sách trong hợp đồng của bạn. 

Sẽ có những quy định rõ ràng về việc bồi thường với trường hợp xảy ra vấn đề trên thuyền, trên bờ, khi đi chơi. 

Đối với phần này cty cũng muốn chia sẽ thêm để các bạn nắm rõ, hãng chỉ bảo hiểm các vấn đề về sức khỏe , tai nạn phát sinh trong thời hạn hợp đồng, còn trong khoản thời gian vacation, chẳng may bạn bị ốm đau, bệnh tật hay sự cố tai nạn ở thì, hãng không có nghĩa vụ chi trả hay thanh toán các chi phí cho quá trình điều trị. Trường hợp bị sự cố trong thời gian hạn hợp đồng nhưng xảy ra ngoài khu vực làm việc hay đi shoreleave ( lên bờ chơi) thì sẽ không được bồi thường 100% chi phí. Còn nếu xảy ra trong tàu thì sẽ được chi trả đầy đủ chi phí và hỗ trợ điều trị. 

Ngôn ngữ được sử dụng trên du thuyền 

Làm việc trên du thuyền quốc tế nên ngôn ngữ được sử dụng chính là tiếng Anh ( không nhất thiết phải có bằng cấp mà bắt buộc bạn phải sử dụng tiếng anh tốt ), ngoài ra tùy thuộc vào hải trình bạn đi sẽ có các khách nói tiếng Trung, Nhật, Pháp,… Do đó nếu biết thêm ngoại ngữ thứ 2 ngoài tiếng Anh là một lợi thế rất lớn, cũng vì thế mà các nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao các ứng viên biết nhiều ngoại ngữ. Việc gặp gỡ các khách nước ngoài sẽ giúp bạn tăng khả năng giao tiếp và phản xạ tự nhiên. 

Chỗ ở của thuyền viên 

Chỗ ở của các thuyền viên trên du thuyền là các cabin khá nhỏ có hộc tủ, tủ lạnh, TV, điều hòa,.. bạn có thể được sắp xếp ở chung từ 2-4 người đủ quốc gia. Cabin nam và nữ được riêng biệt. 

Tùy thuộc vào du thuyền và vị trí của bạn mà bạn có thể được nhận các cabin đơn. Tuy nhiên ở trong một không gian nhỏ có 4 người thì các mối quan hệ cũng dễ dàng phát sinh hơn với những nỗi buồn chung là xa nhà, nhớ người thân.…

Cabin của nữ riêng, nam riêng thường thì các bạn cùng bộ phận làm việc, cùng quốc tịch sẽ được sắp xếp ở cùng nhau. Với các cặp đôi tùy hãng tàu sẽ đồng ý cho ở chung. 

2 cabin sẽ dùng chung 1 toilet, các vấn đề vệ sinh trong phòng phải luôn gọn gàng, sạch sẽ vì sẽ có lịch kiểm tra hoặc bị kiểm tra cabin bất kỳ lúc nào.Chỗ ở của thuyền viên

Cabin Crew-Review cuộc sống trên du thuyền chi tiết nhất 

Xem ngay: Có cần bằng tiếng Anh khi làm việc trên du thuyền không?

Hợp đồng trong bao lâu?

Sau khi đỗ phỏng vấn với hãng tàu bạn sẽ được ý hợp đồng với hãng, thông thường hợp đồng kéo dàitừ 6-8 tháng và hết hợp đồng bạn được về nghỉ 1,5 – 2 tháng. Nếu có việc đột xuất hay cảm thấy công việc không thực sự phù hợp với bản thân bạn có thể xin nghỉ luôn hoặc xin về đột xuất và có dự tính quay lại (Emergency leave) thì làm giấy tờ rồi chờ duyệt và tự mua vé máy bay để về.

Nếu làm việc cho đến hết hợp đồng thì sau khi kết thúc hợp đồng đầu tiên bạn sẽ được hãng tàu hoàn lại lệ phí phí xin visa. Nếu bạn muốn đi tiếp thì có thể tái ký với hãng tàu và thời hạn hợp đồng có thể thay đổi dựa trên thời điểm tuyển dụng.

Trong các trường hợp đặc biệt tàu yêu cầu gia hạn hợp đồng và người lao động được quyết định có đồng ý gia hạn hay không. Hợp đồng không được quá 12 tháng theo luật hàng hải và không giới hạn số lần gia hạn hợp đồng.  

Khách hàng trên du thuyền 

Là những người bỏ ra hàng nghìn thậm chí hàng chục nghìn đô để du ngoạn trên du thuyền chắc hẳn họ đều thuộc tầng lớp thượng lưu, họ đều là những người rất văn minh và lịch sự. Tuy nhiên vẫn không tránh khỏi những trường hợp khách hàng có phần khó chịu và hơi thô lỗ nhưng đã là người trong ngành hospitality hay còn gọi là ngành bán sự thân thiện thì bạn luôn phải mỉm cười và tiếp tục công việc của mình đem đến những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng bạn nhé! 

Nhìn chung, trong kinh doanh đối tượng khách hàng là yếu tố quan trọng nhất khi quyết định loại hình dịch vụ sẽ cung cấp, nên tùy hãng sẽ có những phân thúc khách hàng và tệp khách hàng khác nhau, từ bình dân đến cao cấp, và các dịch vụ trên tàu, giá tour, số ngày của mỗi tour cũng khác nhau. Thế nên, riêng đối với phần này thì các bạn làm cho các hãng tàu có standard khác nhau, thị trường họ hoạt động khác nhau, thì sẽ gặp những đối tượng khách và văn hóa giao tiếp ứng xử cũng khác nhau. Về nội dung này bài viết chỉ chia sẽ ở khía cạnh chung của ngành du lịch dịch vụ nói chung thôi. 

Bài viết review cuộc sống trên du thuyền trên là những gì quan trọng nhất mà GMAS đã giúp bạn tổng hợp. Mong rằng qua bài viết này bạn sẽ có được những thông tin bổ ích và không còn lo lắng về cuộc sống trên du thuyền bạn nhé!  

Xem ngay: Cách thức trả lương và chế độ phúc lợi khi làm việc trên du thuyền

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

!!!

error: Content is protected !!