Thông tin quan hệ thương mại MẠI MYANMAR – VIỆT NAM.
1/ Kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và Myanmar ngày càng phát triển
Trong những năm gần đây, kim ngạch thương mại hai chiều tăng nhanh, bình quân hơn 20%/năm. Năm 2006, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 69,705 triệu USD, tăng 63,7% so với năm 2005 (Việt Nam xuất khẩu 12,327 triệu USD, tăng 45,6% và nhập khẩu 57,378 triệu USD, tăng 68,1% so với năm 2005).
Năm 2007, kim ngạch thương mại hai chiều ước đạt 90 triệu USD, tăng 29,1% so với năm 2006 (Việt Nam xuất khẩu 16 triệu USD, tăng 29,8% và nhập khẩu 74 triệu USD, tăng 29% so với năm 2006).
Trong năm 2007 Việt Nam là nhà xuất khẩu hàng hóa tới Myanmar đứng thứ 16; sau các nước và vùng lãnh thổ: Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Indonesia, Ân Độ, Malaysia, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Australia, Đức, Đài Loan, Hongkong, Arập Xê út, Pháp, Việt Nam.Những mặt hàng chủ yếu mà Việt Nam xuất khẩu tới Myanmar là: Sản phẩm điện, tân dược, vật liệu xây dựng, nguyên phụ liệu may mặc, hóa chất, giấy, thép, xăm lốp các loại, thực phẩm chế biến, mỹ phẩm, thuốc trừ sâu, phụ tùng máy móc, máy tính và linh kiện…
Cũng năm 2007 Việt Nam là nhà nhập khẩu hàng hóa từ Myanmar đứng thứ 11; sau các nước và vùng lãnh thổ: Thái Lan, ấn Độ, Hongkong, Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản, Malaysia, Indonesia, Đức, Hàn Quốc, Việt Nam. Những mặt hàng chủ yếu mà Việt Nam nhập khẩu từ Myanmar là: Gỗ và lâm sản (Gỗ tròn, gỗ teak, gỗ cao su, song mây), đồng nguyên liệu, mủ cao su thiên nhiên, nông sản (ngô vàng, đậu tương, đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ, đậu các loại), thủy sản (cá khô, hải sản đông lạnh, tôm hùm, cua, nhuyễn thể), sợi dệt, hàng thủ công mỹ nghệ…
Hiện nay Việt Nam rất cần một số nông sản để tiêu dùng trong nước, để làm nguyên liệu chế biến hàng nông sản xuất khẩu, để làm nguyên liệu chế biến thành thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản. Đa số các nhà máy này đều thiếu nguyên liệu chế biến, hàng năm nước ta phải nhập khẩu gần 1 tỷ USD nguyên liệu chế biến thức gia súc như: ngô, đậu tương, bột cá, bột xương, khô dầu… Vì vậy, việc tìm kiếm nguồn nông sản nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài (trong đó có thị trường Myanmar) cho các nhà máy chế biến thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản là rất cấp bách để chủ động nguồn nguyên liệu và nâng cao hiệu quả hoạt động của các nhà máy này.
Bên cạnh đó Việt Nam có 244 nhà máy chế biến thủy sản với công suất chế biến hàng triệu tấn thủy sản mỗi năm; đa số các nhà máy này đều thiếu nguyên liệu chế biến, đặc biệt là những tháng biển động, mùa mưa bão và khi có những đơn hàng nhập khẩu lớn. Vì vậy, việc tìm kiếm nguồn thủy sản nguyên liệu từ nước ngoài (trong đó có thị trường Myanmar) sẽ tạo thế chủ động về nguồn nguyên liệu và nâng cao hiệu quả hoạt động của các nhà máy này.
Các loại nông sản chủ yếu có thể nhập khẩu từ thị trường Myanmar là cao su nguyên liệu, đậu tương, ngô vàng, đậu đen, vừng, đậu các loại khác. Các loại thủy sản nguyên liệu chủ yếu có thể nhập khẩu từ thị trường Myanmar là tôm các loại, đặc biệt là tôm hùm đen , cua,cá các loại, mực. Các loại hàng hóa chủ yếu có thể xuất khẩu tới thị trường Myanmar là hàng công nghiệp, hàng dệt may, dược phẩm và nguyên liệu sản xuất thuốc, giày dép, mỹ phẩm, xe đạp và phụ tùng xe đạp, hóa chất, đồ điện dân dụng, hàng cơ khí, hàng điện tử và máy tính điện tử, máy móc, thiết bị, phụ tùng, thực phẩm chế biến Bánh kẹo, hàng nông sản gồm cà phê, chè, hạt tiêu, điều.
Nhằm thâm nhập tốt hơn thị trường nước bạn và tăng cường giao lưu thương mại, Thương vụ kiến nghị các Bộ, ngành cần tổ chức triển khai thực hiện các hiệp định, hợp đồng kinh tế đã ký kết giữa Chính phủ và doanh nghiệp hai nước Việt Nam và Myanmar. Tổ chức một số hội chợ thương mại quốc tế của Việt Nam tại thị trường Myanmar. Thực tế các cuộc hội chợ thương mại quốc tế của Việt Nam tổ chức năm 2004 tại Myanmar đã đạt được nhiều kết quả ngoài mong đợi, hàng Việt Nam tại hội chợ không đủ để bán cho khách hàng; người tiêu dùng Myanmar rất thích mua hàng Việt Nam, thông qua hội chợ nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã ký kết được các hợp đồng mua bán hàng hóa. Bên cạnh đó các doanh nghiệp du lịch Việt Nam cần chủ động liên doanh, liên kết với các đối tác Myanmar tổ chức các tuyến du lịch tới Myanmar bằng cách nối dài các tour du lịch Hà Nội – Bangkok – Yangon, TP. Hồ Chí Minh – Bangkok – Yangon, Đà Nẵng – Bangkok – Yangon. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần đẩy mạnh kinh doanh buôn bán, tăng cường đầu tư, liên doanh, liên kết với các đối tác Myanmar để thâm nhập ngày càng sâu rộng vào thị trường tiềm năng này. Bộ Ngoại giao Việt Nam nghiên cứu, đàm phán với Bộ Ngoại giao Myanmar ký hiệp định miễn thủ tục thị
(Thương vụ tại Myanmar)
2/ Những điều cần biết cho hàng hóa Việt Nam xuất sang Myanmar
Mặc dù Myanmar đã là thành viên của WTO và ASEAN từ nhiều năm nay nhưng do hệ thống chính trị đặc thù và Chính sách thương mại duy trì chế độ độc quyền ngoại thương với những mặt hàng chiến lược, hướng tới bảo hộ là chính, hạn chế nhập khẩu. Vì thế kinh tế tăng trưởng trong nhiều năm nay chỉ đạt trên dưới 4%.
Việc hạn chế nhập khẩu được thực thi bằng các cơ chế sau: Có xuất khẩu mới được nhập khẩu theo chỉ định mặt hàng của Nhà nước. Nhà nước công bố danh mục hàng cấm nhập khẩu và danh mục hàng nhập khẩu có giấy phép đặc biệt do Hội đồng Thương mại Nhà nước xem xét phê duyệt. Cấp phép xuất nhập khẩu chuyến kiểu nhỏ (tối đa 4 container/giấy phép). Cấm các ngân hàng tư nhân, các ngân hàng công tư kinh doanh ngoại tệ và cấp tín dụng nhập khẩu dưới bất cứ hình thức nào (trừ khi có lệnh đặc biệt của Chính phủ). Từ năm 2004, Myanmar áp dụng thêm biện pháp đánh thuế cao với hàng nhập khẩu: từ 2% trị giá nhập khẩu trước đây lên 25 đến 200%.
Tuy vậy, những năm qua, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Myanmar vẫn có những tăng trưởng đáng kể. Nếu như năm 2000, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều mới chỉ đạt 7,5 triệu USD thì đến năm 2004 đã lên tới con số gần 33 triệu USD (Việt Nam xuất khẩu: 15 triệu, nhập khẩu gần 18 triệu USD). Trong năm 2005, một số mặt hàng Việt Nam xuất sang Myanmar được dự báo có khả năng tăng cao hơn năm ngoái, bao gồm: nhóm hoá chất, hạt nhựa, bột nhựa, nguyên phụ liệu dệt may, phân bón, thuốc trừ sâu.
(Bộ Thương Mại)
3/ Myanmar tổ chức hội chợ hàng nội thất để đẩy mạnh xuất khẩu gỗ
Hội chợ hàng nội thất kéo dài 5 ngày tại Myanmar sẽ được tổ chức vào đầu tháng 3 trong nỗ lực giới thiệu các sản phẩm gỗ giá trị gia tăng của quốc gia này đến thị trường thế giới, và đẩy mạnh xuất khẩu gỗ.
Được tài trợ bởi Công ty Gỗ Myanmar (MTE) và Hiệp hội Doanh nghiệp Gỗ, Hội chợ Hàng nội thất Myanmar 2008 sẽ diễn ra từ 3 – 7/3 với 166 gian trưng bày đa dạng hàng nội thất, các sản phẩm từ gỗ, hàng mây tre cũng như những vật dụng trang trí nhà cửa làm từ gỗ.
Dự kiến sẽ có nhiều khách tham quan và người mua hàng từ các quốc gia khác, đặc biệt từ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
Myanmar đang xây dựng ngành công nghiệp gỗ, ưu tiên sản xuất các thành phẩm có gía trị tăng thêm cao cho xuất khẩu.
Theo thống kê chính thức, Myanmar đã xuất khẩu 491.570 m3 gỗ tếch và 901.900 m3 gỗ cứng trong năm tài chính 2006-07, đạt tổng cộng hơn 522 triệu USD.
Myanmar chủ yếu xuất khẩu các sản phẩm gỗ đến Ấn Độ, Thái Lan, Nhật Bản và Malaysia.
Gỗ hiện là hàng hóa xuất khẩu lớn thứ 3 của Myanmar sau khoáng sản và nông sản.
(Internet)
4/ Năm 2006, VN Nhập khẩu gỗ Tếch từ Myanmar đạt khoảng 39 triệu USD
Theo số liệu thống kê, kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu của Việt Nam từ Myanma trong năm 2006 đạt khoảng 39 triệu USD, tăng 37,2% so với năm 2005 và chiếm 5,6% tổng kim ngạch nhập khẩu gỗ của năm. Gỗ tếch là loại gỗ được nhập khẩu nhiều nhất, chiếm đến 70% tỷ trọng nhập khẩu.
Trong tháng cuối năm, kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Cămpuchia đạt khoảng 4 triệu USD, giảm 30,43% so tháng 11/06 nhưng tăng gấp đôi so tháng 12/05. Trong đó, gỗ nguyên liệu nhập khẩu từ thị trường Myanma chủ yếu là gỗ teak, trong năm 2006 các doanh nghiệp đã nhập khẩu khoảng trên 42 nghìn m3 gỗ tếch với kim ngạch đạt 26,3 triệu USD, tăng 63% về trị giá so với cùng kỳ 2005.
Giá nhập khẩu gỗ teak trung bình năm 2006 ở mức 626,2 USD/m3, tăng 17% so với mức giá nhập trung bình cùng kỳ 2005. Giá nhập gỗ teak trung bình tháng 12/2006 ở mức 656 USD/m3, cao hơn 12 USD/m3 so với mức giá trung bình tháng 11/2006. Dự báo, sang năm 2007, nhập khẩu gỗ tếch từ thị trường Myanma sẽ tiếp tục tăng mạnh do nhu cầu sản xuất và chế biến gỗ tăng.
Tiếp đến là gỗ căm xe, đạt kim ngạch 7,1 triệu USD, giảm 7% so với cùng kỳ 2005. Giá nhập khẩu gỗ căm xe trung bình năm 2006 ở mức 357 USD/m3, tăng 27,16% so với mức giá nhập trung bình cùng kỳ 2005.
Kim ngạch nhập khẩu gỗ dầu từ Myanma năm 2006 đạt 4 triệu USD, giảm 7,1% so với 2005. Giá gỗ dầu nhập khẩu trung bình từ Myanma ở mức 190 USD/m3, giảm 1,52% so với mức giá năm 2005.
Ngoài ra, các doanh nghiệp còn nhập khẩu từ Myanma gỗ Cao su, gỗ Chiêu liêu, gỗ Tinwin…nhưng kim ngạch đạt thấp.
Tham khảo doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu điển hình từ Myanma 11 tháng năm 2006
Công ty | Gỗ nhập khẩu | Trị giá (USD) |
1.Cty TNHH Tiến đạt | Gỗ teak | 6.035.414 |
2.Cty TNHH Thương mại DV Thái Thịnh | Gỗ căm xe, gỗ dầu | 3.554.816 |
3.Tổng Cty SX Đầu tư DV XNK Bình Định | Gỗ teak, gỗ dầu | 3.256.975 |
4.Cty TNHH Hiệp Long | Gỗ teak | 2.756.804 |
5.Cty TNHH Phước Hưng | Gỗ teak, gỗ dầu | 2.423.183 |
6.Cty Cổ phần Kỹ nghệ gỗ Trường Thành | Gỗ teak, gỗ dầu | 2.203.966 |
7.Cty TNHH Gỗ XK Thái Bình | Gỗ teak | 2.112.827 |
8.Cty CP XNK Lâm nông sản Saigon | Gỗ dầu | 1.556.334 |
9.Chi nhánh Cty TNHH XNK Hùng Hưng | Gỗ teak, gỗ dầu | 1.289.058 |
10.Cty TNHH Đại thành | Gỗ teak | 1.118.975 |
11.XNTD Chế biến gỗ Trường Thành | Gỗ teak | 1.026.553 |
(Thông tin Thương mại)
5/ Nhu cầu cá tra ở Myanma tăng cao
Thị trường cá tra Mianma trở nên sôi động do các nhà chế biến và xuất khẩu thuỷ sản nước này tăng cường mua cá phục vụ xuất khẩu.
Nhu cầu tăng là do sản lượng cá của Việt Nam, nước xuất khẩu cá tra hàng đầu Châu Á giảm. Vì thế, các nhà chế biến và xuất khẩu đã phải mua cá tra ở mức giá 1.300 kyat (1 USD) cho loại cá 1,6 kg với khối lượng 32.000kg/ngày.
Hiện nay, các nhà máy chế biến thuỷ sản ở Miama đang xuất khẩu cá tra philê và nó đang trở thành mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của nước này.
Theo người nuôi, mặc dù người tiêu dùng hay mua cá tra với trọng lượng 2,4kg và hiện nay họ phải mua cá với trọng lượng 1,6 kg nhưng người nuôi vẫn có lãi.
Thị trường xuất khẩu cá tra truyền thống của Miama là Mỹ, Arập, Ôtxtrâylia, Bănglađét, Trung Quốc và Bỉ. Theo số liệu thống kê của Cục nghề cá đưa ra, năm 2004-2005 nước này đã xuất khẩu 3.340,5 tấn cá tra, đạt 2,196 triệu USD
6/Thị trường cung cấp gỗ nguyên liệu cho Việt Nam tháng 3 và 3 tháng năm 2008
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 3/2008 kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu các loại đạt trên 84 triệu USD, tăng 10,5% so với tháng 2/2008 và tăng 7,7% so với cùng kỳ năm 2007. Tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu thoáng 3/2008 đã chậm lại so với 2 tháng đầu năm. 3 tháng đầu năm 2008, kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu đạt 268 triệu USD, tăng 34,6% so với cùng kỳ 2007.
Trong tháng 3/2008, Malaysia là nhà cung cấp gỗ nguyên liệu lớn nhất cho Việt Nam với kim ngạch đạt 12,9 triệu USD, bằng 2 lần so với kim ngạch nhập khẩu tháng trước. 3 tháng đầu năm kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này đạt 37 triệu USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2007.
Đứng thứ 2 là thị trường Myanmar có kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu trong tháng 3 đạt 9,6 triệu USD. 3 tháng đầu năm 2008, kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Myanmar đạt 28,9 triệu USD, bằng gần 4 lần so với cùng kỳ năm 2007.
Tiếp theo là thị trường Mỹ, với kim ngạch đạt 8,6 triệu USD trong tháng 3, giảm 14,6% so với tháng trước. 3 tháng đầu năm 2008, kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ thị trường này đạt 29,79 triệu USD, tăng 76,5% so với năm 2007 và là thị trường cung cấp có kim ngạch lớn thứ 3.
Ngoài ra, còn có các thị trường như Lào, Trung Quốc, Cămpuchia….
Tham khảo một số thị trường cung cấp gỗ nguyên liệu chính cho Việt Nam trong tháng 3, 3 tháng năm 2008
Đơn vị tính: USD
Thị trường | Tháng 3 | 3 tháng |
1. Malaysia | 11932200 | 37 035 063 |
2. Myanma | 9 625 096 | 28 937 286 |
3. Mỹ | 8 636 710 | 29 795 231 |
4. Lào | 8 201 899 | 25 263 403 |
5. Trung Quốc | 7 845 236 | 23 401 727 |
6. Cănmpuchia | 5 596 851 | 15 202 043 |
7. New Zealand | 4 919 053 | 10 541 988 |
8. Thái Lan | 4 832 299 | 15 556 598 |
9. Đài Loan | 3 032 107 | 8 571 573 |
10. Braxin | 2790323 | 14 640 575 |
11. Cote Dlvoire | 1987256 | 5 238 313 |
12. Urugoay | 1713535 | 5 944 404 |
13. Chilê | 1429174 | 3649059 |
14. Phần Lan | 1193497 | 2461431 |