Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Myanmar năm 2015 tăng nhẹ
Theo số liệu thống kê của Tổng cục hải quan, xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Myanmar 5 tháng đầu năm 2015 đạt 154,56 triệu USD, tăng 13,51% so với cùng kỳ năm trước.
Mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất sang thị trường này là sản phẩm từ sắt thép, trị giá 20,59 triệu USD, giảm 0,97% so với cùng kỳ năm trước; đứng thứ hai là nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng, trị giá 14,03 triệu USD, tăng 22,69%; mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn thứ ba là nhóm hàng phương tiện vận tải và phụ tùng, trị giá 13,88 triệu USD, tăng 76,2%.
Trong năm 2014 kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường Myanmar đạt 345,9 triệu USD, tăng 51,8% so với năm 2013; kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Myanmar đạt 134,8 triệu USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm trước. Dự kiến trong năm 2015, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước vượt 500 triệu USD và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của DN Việt Nam sang Myanmar đạt 1 tỷ USD.
Trước tiềm năng của thị trường Myanmar, trong những năm qua Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP Hồ Chí Minh (ITPC) luôn tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại thông qua các hoạt động triển lãm, hội chợ nhằm hỗ trợ DN mở rộng thị trường, thiết lập các kênh phân phối sản phẩm Việt Nam tại Myanmar. Nhờ vậy, kim ngạch xuất khẩu của TP Hồ Chí Minh vào thị trường Myanmar đã tăng lên rõ rệt với tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân giai đoạn 2012 – 2014 là 157,46%.
Trong đó, năm 2013 đạt 73,8 triệu USD; năm 2014 đạt 77,34 triệu USD.
Đáng chú ý, các nhóm hàng mà DN TP Hồ Chí Minh xuất khẩu vào Myanmar tăng cao và có dấu hiệu tăng trưởng tốt thời gian qua là: rau quả, dây điện và dây cáp điện, vải, phân bón, nguyên phụ liệu dệt may – da giày, thủy sản, giày dép, gốm sứ, mây-tre-cói-thảm.
Mặc dù tốc độ tăng trưởng kim ngạch cao là điều thường thấy ở các thị trường xuất khẩu mới, nhưng theo đánh giá của ITPC, sự tăng trưởng kim ngạch thương mại với thị trường Myanmar có hai điểm tích cực đáng chú ý. Thứ nhất, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Myanmar cũng như thứ hạng của Việt Nam so với các nước xuất khẩu vào Myanmar tăng khá nhanh và ổn định. Việt Nam được coi là đối tác thương mại lớn, đứng thứ 9 trong các nước đối tác về thương mại của Myanmar hiện nay.
Về đầu tư, tính đến tháng 12/2014, đầu tư từ Việt Nam vào Myanmar có 8 dự án được cấp phép với tổng giá trị 688,6 triệu USD. Trong đó, lớn nhất là dự án tổ hợp khách sạn, văn phòng nhà ở cao cấp của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai với tổng mức đầu tư 440 triệu USD. Việt Nam đứng thứ 8 trong các nước đối tác và chiếm 1,3% tổng vốn FDI của Myanmar. Ngoài ra, hiện có 35 doanh nghiệp Việt Nam thành lập công ty, văn phòng đại diện tại Myanmar.
Đẩy mạnh thâm nhập thị trường
Trước tiềm năng đẩy mạnh giao thương của hai nước Việt Nam – Myanmar, vào ngày 11/3/2015 vừa qua, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Liên bang Myanmar, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã đề nghị Chính phủ Myanmar tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư và kinh doanh tại Myanmar trong 12 lĩnh vực ưu tiên nêu trong Tuyên bố chung về hợp tác Việt Nam-Myanmar (ký tháng 4/2010); đồng thời tạo điều kiện và đẩy nhanh tiến độ cấp phép cho các dự án của Việt Nam tại Myanmar.
Lãnh đạo cấp cao Myanmar đã nhất trí xem xét việc cấp phép cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) mở chi nhánh hoạt động tại Myanmar, tạo điều kiện cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam mở rộng hoạt động thăm dò dầu khí tại Myanmar, xem xét hỗ trợ hoạt động liên doanh của Tập đoàn Viettel với Công ty Yantanarporn Teleport, đồng thời nhất trí sớm thúc đẩy thành lập Hội hữu nghị Myanmar – Việt Nam để tăng cường giao lưu giữa nhân dân hai nước.
Lãnh đạo cấp cao Myanmar cũng đề nghị hai nước tăng cường hợp tác về sản xuất và tiếp thị gạo, cao su; sản xuất và xuất khẩu lương thực, thực phẩm; hợp tác nuôi trồng thủy sản, cá lồng nước ngọt, sản xuất rau quả; đồng thời đề nghị DN Việt Nam đầu tư vào 3 đặc khu kinh tế Myanmar mới thành lập.
Thống kê sơ bộ từ Tổng Cục Hải Quan về xuất khẩu sang Myanmar 5 tháng năm 2015
Mặt hàng XK
|
5 tháng/2015 |
5 tháng/2014 |
+/-(%) |
|||
Lượng (tấn) |
Trị giá (USD) |
Lượng (tấn) |
Trị giá (USD) |
Lượng |
Trị giá |
|
Tổng |
154.569.124 |
133.690.102 |
|
+13,51 |
||
Sp từ sắt thép |
20.593.238 |
20.793.675 |
-0,97 |
|||
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác |
14.030.359 |
10.847.077 |
+22,69 |
|||
Phương tiện vận tải và phụtùng |
13.888.010 |
3.305.464 |
+76,2 |
|||
Kim loại thường khác và sp |
10.447.578 |
10.280.649 |
+1,6 |
|||
Sắt thép các loại |
12.479 |
8.448.391 |
15158 |
12.165.949 |
-21,47 |
-44 |
Sp từ chất dẻo |
7.988.806 |
6.721.297 |
+15,87 |
|||
Hàng dệt may |
5.364.515 |
6.456.017 |
-20,35 |
|||
Clanhke và xi măng |
98117 |
5.016.750 |
115.025 |
6.658.450 |
-17,23 |
-32,72 |
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc |
3.266.295 |
2.245.959 |
+31,24 |
|||
Sản phẩm gốm sứ |
2.111.931 |
2.241.621 |
-6,14 |
|||
Chất dẻo nguyên liệu |
1.079 |
1.472.821 |
1.163 |
1.721.913 |
-7,78 |
-16,91 |
Sp nội thất từ chất liệu khác gỗ |
845.273 |
2.061.838 |
-143,93 |
|||
Hóa chất |
823.105 |
589.942 |
|
+28,33 |
Nguồn: nhanhieuviet