Hỏi đáp pháp luật

Những vấn đề thường gặp

Hỏi : Tôi muốn lập địa điểm kinh doanh cần làm những gì? xin các luật sư cho biết rõ! (Phạm Thị Sen – Hà Tây)

Trả lời: Các văn bản cần có gồm:

1. Thông báo lập địa điểm kinh doanh

2. Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp – Bản chính giấy chứng nhận đăng ký họat động của chi nhánh (nếu địa điểm kinh doanh thuộc chi nhánh)
3. Bản chính giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp (nếu địa điểm kinh doanh thuộc doanh nghiệp)
4. Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của đứng đầu địa điểm kinh doanh theo quy định như sau:
– Đối với công dân Việt Nam ở trong nước: Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) còn hiệu lực.
– Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài: Bản sao hợp lệ hộ chiếu, các giấy tờ xác nhận nguồn gốc Việt Nam theo quy định.
– Đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam: Bản sao hợp lệ hộ chiếu, Thẻ thường trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
– Đối với người nước ngoài không có thẻ thường trú tại Việt Nam: Bản sao hợp lệ hộ chiếu, văn bản cho phép sử dụng lao động nước ngoài của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Số bộ hồ sơ phải nộp: 01 bộ (trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh)

– Thời hạn hẹn cấp Giấy CN ĐKKD là 07 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ
Theo tuvanluat.net
Câu hỏi:
Sắp tới tôi muốn kinh doanh tại thị trường Cannada nhưng có một số thắc mắc muốn được hỏi quý báo. Xin quý báo trả lời giúp tôi về thủ tục thành lập cơ sở kinh doanh, đại diện thương mại tại Canada
Trả lời:
Về câu hỏi của bạn, chúng tôi đã tham khảo cuốn sách ” Xuất khẩu sang thị trường Canada” do Thương vụ Việt Nam tại Canada biên soạn với sự phối hợp và hỗ trợ của Cục Xúc tiến Thương mại và Vụ Châu Mỹ-Bộ Thương Mại. Theo đó chúng tôi xin trả lời thắc mắc của bạn như sau:

Doanh nghiệp Việt Nam muốn thành lập cơ sở kinh doanh hoặc đại diện thương mại tại thị trường Canada phải tiến hành qua các bước sau:

1. Lựa chọn cơ cấu tổ chức của các cơ sở kinh doanh:
Luật pháp Canada thừa nhận 3 hình thức cấu trúc doanh nghiệp là: Doanh nghiệp một chủ sở hữu; doanh nghiệp hợp doanh hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn
Mỗi cấu trúc này đều có điểm thuận lợi và không thuận lợi. Để lựa chọn loại hình doanh nghiệp cần cân nhắc các yếu tố như trách nhiệm cá nhân, vấn đề bảo hộ tên doanh nghiệp, lợi ích thuế, vấn đề đăng ký, kế toán…

2. Đăng ký tên doanh nghiệp:
Khi đăng ký tên doanh nghiệp, nhà kinh doanh cần tham khảo Đạo luật về Tên doanh nghiệp (Business Names Act). Việc đăng ký thành lập công ty cổ phần được tiến hành ở cấp bang. Việc đăng ký thành lập doanh nghiệp một chủ thì đơn giản hơn, người làm đơn chỉ cần điền đầy đủ vào hồ sơ đăng ký lấy lại các cơ quan đăng ký kinh doanh địa phương hoặc từ các công ty luật. Khi đăng ký, cơ sở kinh doanh sẽ được cấp một mã số kinh doanh, mã số thuế, tài khoản khấu trừ lương, thuế thu nhập doanh nghiệp cũng như mã số thuế xuất, nhập khẩu…

3. Đăng ký thủ tục về thuế:
Các doanh nghiệp cần lưu ý rằng nhiều loại thuế khác nhau có thế được áp dụng cho các sản phẩm hay dịch vụ của mình, tùy thuộc vào loại sản phẩm/ dịch vụ và nơi bán sản phẩm/ dịch vụ.

4. Làm thủ tục đăng ký cấp phép kinh doanh:
Nhiều loại hình kinh doanh ở Canada đòi hỏi phải có giấy phép từ Chính quyền Liên bang và/ hoặc chính quyền địa phương. Các loại giấy phép có thể bao gồm: giấy phép hoạt động, giấy phép đặc biệt cho phép hoạt động tại một khu vực được xác định hay áp dụng cho các tiêu chuẩn nghề nghiệp cụ thể (như dược sỹ, bác sỹ, nhân viên kiểm toán..) Mỗi chính quyền địa phương đều có quyền cấp giấy phép kinh doanh thuộc riêng địa phận quản lý của mình. Do vậy không có sự thống nhất trên các bang và vùng lãnh thổ về giấy phép kinh doanh nên các doanh nghiệp cần tham vấn công chức địa phương đối với từng yêu cầu cụ thể.

Theo Infotv.vn


Download PFG file

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
error: