THÔNG TIN VẮN TẮT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ CỦA MYANMAR

myanmar20investment

TỔNG LÃNH SỰ QUÁN MYANMAR
TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
TLSDD LB Myanmar
Đàm Trung Bắc

Hội thảo Xúc tiến thương mại và đầu tư
THÔNG TIN VẮN TẮT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ CỦA MYANMAR

I. KẾT QUẢ CỦA MỘT VÀI SỰ THAY ĐỔI
1. Theo báo cáo của IMF, hết 2012
– Dự trữ ngoại tệ 04 tỷ USD
– Tỷ lệ tăng trưởng GDP theo năm tài chính 2011 – 2012 = 5,5%; 2010 – 2011 = 5,3%; dự báo 2012 – 2913 = 6,25%
(Myanmar tính năm tài chính từ tháng 4 năm nay đến tháng 3 năm sau)
2. Theo ngân hàng thế giới 2/2013
– Kinh tế Myanmar có tiềm năng phát triển kinh tế to lớn
– WB đã thông báo khoản hỗ trợ trị giá 245 triệu USD cho phát triển điện năng, bởi mới
có 24% người dân có điện sử dụng
– WB cũng thông qua khoản tín dụng ưu đãi trị giá 440 triệu USD với lãi suất 0% để Myanmar thanh toán một phần các khoản nợ nước ngoài tồn đọng hàng chục năm nay
3. Qua hệ với VN, Theo Tổng cục Hải quan VN
Tổng kim ngạch XNK hàng hóa của Việt Nam & Myanmar năm 2012 đạt 227 triệu USD, tăng 35,9% so với năm 2011, gấp 7 lần so với thời kỳ 2003 – 2011.
Trong đó:
– Kim ngạch xuất khẩu của VN sang Myanmar 10 tháng đầu 2012 là 117,8 triệu USD
– Kim ngạch Nhập khẩu của VN từ Myanmar 10 tháng đầu 2012 là 109,5 triệu USD; Chủ yếu là gỗ 44 triệu $
– Lãnh đạo hai nước thống nhất phấn đấu đưa kim ngạch đạt 500 triệu $ vào năm 2015

II. DOANH NGHIỆP ĐẦU TƢ VÀ LÀM ĂN VỚI MYANMAR
Myanmar đã thu hút tổng cộng hơn 40 tỉ USD (Trong đó: Trung Quốc gần 15 tỷ; Thái Lan 10 tỷ), tập trung vào các lĩnh vực như dầu khí, năng lượng, khai khoáng, lâm nghiệp… Các nhà đầu tư Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc… đang rất chú ý và có nhiều đoàn sang Myanmar tìm hiểu thị trường. Các công ty lớn như Coca Cola, Visa, MasterCard, Western UNI0N, PwC… cũng đã có nhiều bước chuẩn bị để tung ra sản phẩm và dịch vụ trong thời gian tới.
Với Việt Nam
– Hiện có khoảng 20 DN VN đang quan tâm và xúc tiến đầu tư vào thị trường này như: Tập đoàn dầu khí, Hoàng Anh Gia Lai Land, ASV Holdings, Dược phẩm Sài Gòn, Viettel, BIDV, Hãng Hàng không Việt Nam, Viettranimex Group, Simco Sông Đà, Công ty CP Động Lực, Vinaxuki, Viglacera, Tập đoàn cao su Việt Nam, Vinacafe, CT Group…
– Tính đến hết quý I/2013, VN đã có 7 dự án đầu tư vào Myanmar, tổng vốn đăng ký 460 triệu USD, đứng thứ 6/60 quốc gia, vùng lãnh thổ có vốn đầu tư sang Myanmar. Điển hình của VN là tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai.
– Việt Nam là bạn hàng thương mại thứ 4 trong khối Asean sau Thái Lan, Singapore, Malaysia;
– Việt Nam là bạn hàng Nhập khẩu đứng 11, xuất khẩu đứng thứ 12 trong tồng số 100 quốc gia và vùng lãnh thổ có quan hệ Thương mại với Myanmar
– Những doanh nghiệp VN đã, đang đầu tư và bước đầu gặt hái thành công tại thị trường Myanmar đều thuộc lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, dầu khí, khai mỏ, cơ khí, dệt may, giày dép, sản xuất hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng…
1. Hoàng Anh Land – Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đầu tư xây dựng Dự án khu phức hợp bao gồm 1 khách sạn 5 sao, 1 trung tâm thương mại, 2 tòa nhà văn phòng cho thuê, 8 khu chung cư, vốn 300 triệu USD
2. Simco Sông Đà đầu tư dự án khai thác đá (đã được cấp phép)
3. Tập đoàn C.T Group đang là đầu mối phân phối hàng Việt Nam tại Myanmar
và đang có một dự án xây dựng trung tâm thương mại ở Myanmar
4. ASV Holding, đầu tư s/x thuốc tân dược
5. Hãng dược phẩm Sài gòn
6. Viettel
7. BIDV mở VPĐD
8. Việt Nam Airlines mở VPĐD
9. Viettranimex Group, đầu tư s/x lúa nước cao sản
10. Công ty CP Động Lực
11. Vinaxuki
12. Tập đoàn cao su Việt nam
13. Viglacera
14. Vinacaffe
15. Công ty Cổ phần Hữu Liên Á Châu, đã xuất khẩu thép sang Myanmar …
* Chính phủ MM đang kêu gọi nhà Đầu tƣ nƣớc ngoài tham gia đầu tư các lĩnh vực
1. Cảng biển,
2. Khu công nghiệp,
3. Xây dựng cầu đường,
4. Xây dựng công trình dân dụng như: khách sạn, căn hộ, văn phòng cho thuê. …
Với Việt Nam, chính phủ hai nước đã xác định 12 lĩnh vực tập trung khai thác thương mại và đầu tư (xem tài liệu)
* Lĩnh vực doanh nghiệp VN có thế mạnh sẽ phát huy đƣợc tại Myanmar:
1. Nông nghiệp – Trồng cây công nghiệp lâu năm (cao su) …
2. Lâm nghiệp – Trồng rừng
3. Ngư nghiệp – Gắn nuôi trồng và chế biến thuỷ hải sản,
4. S/x hàng tiêu dùng (Nông sản thực phẩm chế biến; May mặc; Giày dép …)
5. Viễn thông
6. Dầu khí
7. Khai khoáng
8. Giao thông vận tải
9. Lao động
10.Văn hóa – thể thao – du lịch…
* Mỏ đồng liên doanh giữa Myanmar Economic Holdings công ty thuộc quân đội Myanmar với công ty Wanbao của Trung Quốc. vùng mỏ tại Monywa, thuộc vùng Sagaing.

III. TIỀM NĂNG, THẾ MẠNH CỦA MYANMAR, Các nhà đầu tư VN cần quan tâm
1. Diện tích: 676.500 km2.
2. Dân số: 60 triệu người, 34 triệu lao động, hầu hết biết tiếng Anh, tiếng bản địa là Burmese (tiếng miến)
3. Văn hoá; Đạo phật là chủ yếu 90%, con người hiền lành, chân thật, … không ăn thịt động vật hoang dã . . .
4. Tiềm năng về rừng và đất rừng chiếm 70% diện tích (trong đó: 50% là rừng nguyên sinh)
5. Tài nguyên dưới lòng đất: Vàng, Đá quý, quặng các loại, đồng, than
6. Bờ biển dài gần 3.000 km tiếp giáp với biển Andaman và Vịnh Bengal vươn ra Ấn độ dương
7. Biên giới bộ 5.876 km, tiếp giáp với các nước: Bang ladet 193 km, Ấn độ 1.463 km, TQ 2.185 km, Thái Lan 1.800 km, Lào 235 km
8. Lợi thế khai thác đánh bắt thuỷ hải sản, lợi thế về giao thông hàng hải quốc tế với gần 3.000 km bờ biển Ấn độ dương
9. Lợi thế đất rừng và khai thác rừng (gỗ), trong 676,500 km2 có tới gần 70% diện tích đất lâm nghiệp, trong đó có 50% rừng nguyên sinh
10. Lợi thế khi thác đất nông nghiệp để phát triển nông nghiệp, những vùng đất phì nhiêu bao la cần cải tạo để s/x NN
11. Lợi thế khai thác dầu khí, Myanmar có trữ lượng dầu khí đứng thứ 10 thê giới
12. Điều kiện thiên nhiên khí hậu thời tiết rất thuận lợi cho phát triển nông, lâm thuỷ sản (rất giống VN)
13. Thể chế chính trị và cơ chế chính sách bắt đầu thay đổi để hội nhập quốc tê nhất là thay đổi chính trị sau bầu cử
Như vậy Myanmar đã hội đủ các yếu tố: “Thiên thời, địa lợi, nhân hoà” chỉ còn cách vận hành
Chúng ta hãy năng động mạnh dạn tiếp cận, kiên trì hợp tác và đầu tư.

IV. NHỮNG KHÓ KHĂN CẦN LƯU Ý KHI ĐẦU TƯ VÀ BUÔN BÁN VỚI MYANMAR
1. Chính phủ cho phép thả nổi tỷ giá nội tệ (1$ = 840Kyat) . Trước đây Nhà nước quy định theo tỷ lệ 1$ = 6,4 Kyat, so với thị trường tự do chênh lệch gấp trên130 lần
2. Tháo dỡ những hạn chế đối với ngân hàng tư nhân, tuy nhiên chưa có ngaha tư nhân hay nước ngoài hoạt động khiến phí dịch vụ tăng cao khi chuyển tiền phải qua ngaha Singapore.
3. Cơ sở hạ tầng ngày một hoàn thiện, tuy nhiên còn khó khăn: Điện thiếu, giao thông thiếu và lạc hậu, Khách sạn thiếu và đắt đỏ, mạng viễn thông rất yếu …Đường bộ, đường sắt với VN chưa có, đường thuỷ (biển có nhưng , đường không . . .)
4. Mạng điện thoại di động và Internet vẫn còn rất chập chờn mắc dù thừa nhận đã có khá hơn so với những năm trước.
5. Hệ thống văn bản dưới luật chưa thể có đầy đủ
6. Thủ tục xin phép đầu tư vẫn chưa hoàn thiện, còn rườm rà và mất nhiều thời gian. Xin GP XNK rất lâu có thể tới vài tháng, cơ chề buôn bán thương mại quốc tế vẫn còn áp dụng theo “kiểu Myanmar”. VD: Cty VN mua hàng từ Mya theo HĐ là giá FOB nhưng chi phí xin GP XK, vận chuyển, kiểm hoá, thủ tục hải quan . . . vẫn có thể do bên VN mua chịu, cần xem xét đầy đủ yếu tố này.
7. Nhà đầu tư phải chuẩn bị rất nhiều giấy tờ đi kèm (35 loại) để trình lên Ủy ban Đầu tư Myanmar, nay sẽ sửa đổi
8. Vẫn còn cơ chế bảo hộ doanh nghiệp trong nước
9. Lao động nhân công giá rẻ, nhưng không chăm chỉ cần cù, “thua” LĐ VN
10. Vẫn còn “phí bôi trơn” và phí “trả cho trung gian” còn nặng nề
11. Myanmar vẫn quản lý kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính, cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung, quan liêu. Còn nhiều thủ tục hành chính, thủ tục đầu tư nước ngoài, mở văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Myanmar còn chậm và phiền phức…

Một số doanh nhân Việt Nam sang thăm dò thị trường Myanmar cho rằng kinh tế ngầm ở đây chiếm phần lớn giao dịch và không thể kiểm soát được. Trong chừng mực nào đó điều này cũng giống VN chúng ta những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước và nên xem đó là căn bệnh của thời kỳ đầu mở cửa.
Do vậy “Cần tìm hiểu kỹ đặc điểm thị trường và những quy định của Chính phủ Myanmar về vấn đề cụ thể cần trước khi đầu tư, buôn bán”

V. NHỮNG VẤN ĐỀ TRƯỚC MẮT NĂM 2013 CẦN QUAN TÂM KHI CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ
a/ Định hình của thị trường đầu tư
– Sang thăm, khảo sát thị trường, tìm bạn hàng, tìm hiểu thêm về lĩnh vực mình cần quan hệ làm ăn.
– Xác định lĩnh vực đầu tư và lĩnh vực, mặt hàng sẽ quan hệ buôn bán thương mại.
– Tìm hiểu chính sách, luật pháp, phong tục tập quán.
b/ Định lượng từ thị trường
– Xác định các tiêu chí cơ bản của lĩnh vực quan hệ đầu tư
– Xây dựng kế hoạch, dự án chuẩn bị đầu tư, xây dựng mối quan hệ
– Lập văn phòng đại diện
– Ký kết các cam kết, hợp đồng
– Tổ chức nhân sự
– Điều hành thực hiện
c/ Lời khuyên các doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu kỹ thị trường Myanmar trước khi thâm nhập và lộ trình thâm nhập nên tiến hành theo 3 bước:
– Kinh doanh xuất nhập khẩu;
– Thành lập văn phòng đại diện và showroom;
– Thành lập công ty liên doanh

Tải về bản PDF bấm vào đây



Download PFG file

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
error: