Cách thức trả lương và chế độ phúc lợi khi làm việc trên du thuyền

Cùng với sự bùng nổ và phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp hàng hải, đã kéo theo sự ra đời của rất nhiều hãng tàu du lịch biển cao cấp và sang trọng. Vậy cách thức trả lương và chế độ phúc lợi của các thuyền viên việc làm trên du thuyền là như thế nào, hãy tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây của GMAS.

Cách thức trả lương, phụ cấp cho thuyền viên 

  • Cách thức trả lương.

Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 121/2014/NĐ-CP và luật hàng hải quốc tế MLC quy định về tiền lương, phụ cấp và các khoản thu nhập khác dành cho thuyền viên như sau: 

  1. Chủ tàu có trách nhiệm thanh toán tiền lương, phụ cấp hằng tháng trực tiếp cho thuyền viên hoặc cho người được thuyền viên ủy quyền hợp pháp.
  2. Tiền lương, phụ cấp và các khoản thu nhập khác của thuyền viên được trả bằng tiền mặt hoặc trả vào tài khoản cá nhân của thuyền viên hoặc của người được thuyền viên ủy quyền. Trường hợp trả qua tài khoản ngân hàng, chủ tàu phải thông báo với thuyền viên về các loại chi phí liên quan đến việc mở, chuyển tiền và duy trì tài khoản theo quy định.
  3. Chủ tàu có trách nhiệm lập và cung cấp cho thuyền viên bản kê thu nhập hằng tháng bao gồm tiền lương, phụ cấp và các khoản thu nhập khác.  

Cụ thể tùy vào từng hãng tàu sẽ có những kênh thanh toán tiền lương khác nhau: Như Paymaster, crew vallet, brightwell, my crew…và đó là phương thức để các bạn nhận tiền lương từ tàu hàng tháng. Và đối với các tài khoản này thì HR or Crew purser trên tàu sẽ cung cấp form, và hướng dẫn các bạn khai thông tin để họ đăng ký mở tài khoản cho các bạn. Về các thông tin cần thiết trên form thì cũng giống với các thông tin khi các bạn đi đăng ký mở tài khoản ngân hàng ở các ngân hàng Việt nam, chỉ có điều khi các bạn ra ngân hàng Việt Nam thì các anh chị giao dịch viên ngoài ngân hàng sẽ giúp các bạn khai hết các thông tin và các bạn chỉ cần ký tên nên có thể các bạn sẽ thấy lạ khi phải tự khai. 

Lưu ý: Khi khai form các bạn phải khai thông tin chính xác, nếu thông tin nào không chắc hoặc không biết các bạn nên hỏi lại hay tự tra cứu trước khi điền vào form. Vì việc khai sai thông tin, có thể sẽ ảnh hưởng quá trình xử lý các phát sinh, xác minh thông tin hay tiền lương chuyển sai vào tài khoản người khác, hoặc chuyển lương không thành công… Thế nên với các thông tin khi khai báo nên cẩn thận kiểm tra, đối chiếu trước khi submit. 

Cũng tương tự trên đất liền khi các bạn đăng ký và mở xong tài khoản ngân hàng, thì các bạn còn được phát hành 1 thẻ ATM vật lý, để dùng trong trường hợp cần rút tiền trực tiếp ngoài trụ ATM.  Nói về trụ ATM thì trên các tàu điều có bố trí 2-4 trụ ở các vị trí phù hợp để cho khách và crew dùng khi cần rút cash. Ngoài ra các bạn cũng có thể dùng các trụ ở Ports hoặc khi lên bờ ở các nước. 

Xem ngay: Quy trình phỏng vấn và cách chuẩn bị CV ứng tuyển việc làm du thuyền

  1. Cách thức rút tiền và sử dụng tiền từ tài khoản nhận lương:

Đối với tiền lương khi nhận qua các tải khoản quốc tế này, các bạn sẽ có những cách sử dụng sau: 

Các bạn có thể tùy chọn đăng ký chuyển tiếp luôn về tài khoản ngân hàng ở Việt nam, có thể là tài khoản của cá nhân bạn, hoặc của người thân bạn do bạn lựa chọn trường hợp này áp dụng đối với bạn nào hàng tháng phải chuyển tiền về cho gia đình. Đối với dịch vụ này các bạn sẽ đăng ký luôn khi đăng ký mở thẻ ban đầu trên tàu. 

Ngoài ra, các bạn cũng có thể không dùng dịch vụ chuyển tiếp kia mà tự thực hiện thao tác chuyển online (ebanking) và cũng tùy dịch vụ và ngân hàng cty tàu các bạn đang xử dụng mà sẽ có hạn mức chuyển tối đa, tối thiểu và phí chuyển ngân hàng… những nội dung này các bạn có thể hỏi HR hoặc crew persur hoặc vào website ngân hàng để tìm biểu phí dịch vụ, hoặc các bạn cũng có thể thực hành trực tiếp sau đó sẽ biết được các mức phí. 

Các vấn đề lưu ý khi chọn chuyển khoản về tài khoản Vietnam, hay rút tiền mặt ở ATM: 

Các bạn lưu ý là khi dùng các phương thức chuyển khoản, rút tiền mặt, quẹt thẻ thanh toán là điều mất phí, chỉ khác là tỉ lệ phí bao nhiêu thôi. 

Ví dụ: Đối với Crew vallet mà Apollo/ Virgin voyages đang dùng để thanh toán lương cho crew của họ thì thường sẽ có những mức phí: 

Phí chuyển 1000 usd trở lên thì phí tầm khoản 7$ – 8 $usd. 

Theo kinh nghiệm chia sẽ từ những anh chị thuyền viên đã hoặc đang làm trên các hãng tàu thì thường sẽ có một số crew sẽ rút hết tiền mặt usd mang về khi kết thúc hợp đồng sign off. Tuy nhiên bạn các bạn lưu ý khi mang tiền mặt về phải khai báo hải quan sân bay, trường hợp không khái báo mà bị phát hiện là phải giải trình và có thể bị nộp phạt hay đại loại. 

Thế nên trường hợp hai là các bạn thường mở tài khoản tiền đô USD từ Việt Nam (tài khoản ngân hàng bình thường Việt Nam và chọn mở thêm loại tiền là usd) các bạn sẽ làm lệnh chuyển online qua ebank từ paymaster, crew vallet… về tài khoản usd ở ngân hàng Việt Nam của các bạn, khi cần các bạn ra ngân hàng rút sẽ tiện hơn. Còn phí rút tiền đô tại ngân hàng, hay chuyển đổi trực tiếp tại ngân hàng thì tùy nhu cầu mà ngân hàng sẽ báo phí cho bạn. 

Trong trường hợp các bạn không mở tài khoản usd thì tài khoản tiền VNĐ của các bạn vẫn nhận tiền usd chuyển vào được chỉ là mất phí chuyển đổi usd-vnđ theo tỉ giá ngân hàng nhiều hơn thôi. 

Một điều nữa các bạn thuyền viên mới trước khi lên tàu cũng hay khắc mắc không biết mình lên tàu sẽ thanh toán khi mua sắm như nào? Liên quan nội dung này thì hầu hết các hoạt động mua bán và thanh toán trên tàu điều không giao dịch tiền mặt, crew member khi mới lên tàu sẽ được phát cho một thẻ nhân viên gọi là Crew ID card. Thẻ này dùng để crew đi lại trên tàu, mở cửa phòng, thang máy, và thanh toán khi mua các dịch vụ trên tàu,..Để nạp tiền vào thẻ này cũng sẽ có vài cách: 

Bạn có thể đăng ký chuyển một phần từ tài khoản nhận lương của bạn qua thẻ này, hay bạn tự làm lệnh nạp tiền từ tài khoản thẻ ATM nhận lương của bạn, hoặc nếu bạn có tiền mặt bạn có thể mang lên văn phòng HR or bộ phận hỗ trợ crew để họ hỗ trợ nạp vào cho bạn. 

Cách thức trả lương và phụ cấp cho thuyền viên 

Cách thức trả lương và phụ cấp cho thuyền viên 

Xem ngay: Review cuộc sống trên du thuyền chi tiết nhất

Chế độ phúc lợi khi làm việc trên du thuyền

Điều quan trọng nhất khi làm việc trên du thuyền chính là vấn đề về sức khỏe. Trích theo Điều 10 Nghị định 121/2014/NĐ-CP của chính phủ quy định khi làm việc trên du thuyền bạn sẽ nhận được: 

Thuyền viên được chăm sóc sức khỏe thường xuyên, kịp thời và miễn phí trong thời gian làm việc trên tàu biển và tại cảng nước ngoài khi tàu ghé vào. 

Chủ tàu có trách nhiệm thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn lao động cho thuyền viên trong suốt quá trình làm việc và sinh sống trên tàu trong thời hạn hợp đồng. 

Đảm bảo các vấn đề y tế trên du thuyền 

Đảm bảo các vấn đề y tế trên du thuyền 

Xem ngay: Thuyền viên cần chuẩn bị gì trước khi xuất cảnh?

Cùng với những vấn đề sức khỏe là bảo hiểm y tế. Hầu hết các thuyền viên khi làm việc trên du thuyền đều được nhận đầy đủ các chế độ chăm sóc sức khỏe cơ bản. Ngoài ra, trong hợp đồng lao động thuyền viên ký với hãng tàu có nêu cụ thể các nội dung liên quan quyền lợi, bảo hiểm, bồi thường chi trả liên quan sức khỏe, tử tuất nếu có xảy ra như trường hợp bất đắc dĩ bị tai nạn tàu biển( đắm tàu, bão..) chết thì sẽ được bồi thường 50.000 đô( tùy chính sách chi trả của từng hãng) và sẽ được ghi chi tiết là ai thụ hưởng số tiền này.

Ngoài vấn đề về bảo hiểm chính sách chăm sóc sức khỏe  thì thời gian làm việc, nghỉ ngơi trên tàu cũng cần được để ý đến.

Trích Điều 6 Nghị định 121/2014/NĐ-CP quy định của chính phủ và luật hàng hải MLC về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: 

  1. Thời giờ làm việc được bố trí theo ca và duy trì 24 giờ liên tục trong ngày, kể cả ngày nghỉ hàng tuần, nghỉ lễ, tết 
  2. Thời giờ nghỉ ngơi được quy định như sau: 
  • Thời giờ được nghỉ tối thiểu là 10 giờ trong khoảng thời gian 24 giờ bất kì và 77 giờ trong 07 ngày bất kỳ.
  • Số giờ nghỉ ngơi trong khoảng thời gian 24 giờ có thể được chia tối đa thành hai giai đoạn, một trong hai giai đoạn đó ít nhất phải kéo dài 06 giờ và khoảng thời gian giữa hai giai đoạn nghỉ liên tiếp không được quá 14 giờ. 
  • Khoảng thời gian 24 giờ bất kỳ được tính từ thời điểm bắt đầu hoặc kết thúc của một giai đoạn nghỉ ngơi. 

Thời gian làm việc, nghỉ ngơi trên du thuyền 

Thời gian làm việc, nghỉ ngơi trên du thuyền 

Vì thế ngoài bảo hiểm y tế, bạn nên đảm bảo được nghỉ ngơi hợp lý đúng theo luật lao động và công ước hàng hải quốc tế để ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ và hợp lý. Trong trường hợp bạn đặc biệc như ngày check up or embaration days khả năng các bạn sẽ phải bị làm thêm giờ, và đương nhiên trong trường hợp này bạn sẽ được trả lương đặc biệt hoặc ngày nghỉ bù. 

Ngoài ra, liên quan chăm sóc sức khỏe, thì chẳng may các bạn có bị thương tật hay bệnh lý gì phát sinh trong thời hạn hợp đồng cần điều trị thì hãng tàu cũng sẽ hỗ trợ đưa đi chữa trị, thăm khám và chi trả toàn bộ chi phí ( nếu có), hay trường hợp phải điều trị dài hạn và cần cho vào bờ hoặc về nước điều trị thì các bạn cũng sẽ được hãng hỗ trợ hoàn thanh toán khi họ nhận được hóa đơn thanh toán phí khám và điều trị liên quan từ các bạn. 

Các lợi ích khác bao gồm ăn ở,ngủ nghỉ, visas nhập cảnh hoàn toàn miễn phí 100% do hãng tàu tài trợ. Ngoài ra, tùy chính sách đãi ngộ của từng hãng, các bạn thuyền viên sẽ được cung cấp free vé máy bay 2 chiều, khám sức khỏe, hay học phí đào tạo hàng hải.

Bên cạnh các chế độ trên, làm việc trên tàu các thuyền viên còn có cơ hội thăng tiến, lên chức sau quá trình làm việc và được đánh giá thăng chức.  Ngoài ra, hàng tháng các tàu sẽ có chương trình đánh giá và khen thưởng cho các nhân viên tiêu biểu của tháng và nếu được vinh danh bạn sẽ được nhận chứng nhận khen thưởng và tiền thưởng.

Tàu sẽ chọn ra 1 leader xuất sắc và 1 nhân viên xuất sắc để trao thưởng

Những bạn được đề cử sẽ được nghỉ buổi tối và được mời ăn uống và chụp hình chung với Captain, staff captain, Holtel director, head of departerment, HR,..

Bài viết trên của GMAS đã giúp bạn tìm hiểu những thông tin cơ bản về cách thức trả lương và chế độ phúc lợi khi làm việc trên du thuyền.

Xem ngay: Có cần bằng tiếng Anh khi làm việc trên du thuyền không?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN